Tên miền đi đôi với thương hiệu sản phẩm. Mất đi tên miền đồng nghĩa với việc thương hiệu bạn bỏ công gây dựng bỗng dưng biến mất, doanh nghiệp có thể bị thua lỗ nghiêm trọng. Tùy vào quy mô của trang web, mỗi doanh nghiệp sẽ có biện pháp bảo mật tên miền khác nhau.
Trong bài viết này, VIETIT sẽ bật mí cho bạn những vai trò quan trong của việc bảo mật tên miền và cung cấp một số cách bảo mật hiệu quả.
1. Bảo mật trong quản lý tên miền của các doanh nghiệp lớn
Các doanh nghiệp lớn với thị trường khách hàng tiềm năng trải rộng ở nhiều khu vực (có thể là nước ngoài). Do đó, họ thường chọn tên miền quốc tế. Điểm mấu chốt là tìm được đơn vị cung cấp tên miền uy tín, giá thành phù hợp, sẵn sàng hỗ trợ bạn khi gặp trục trặc kĩ thuật.
Bạn chú ý những chức năng bắt buộc phải có để bảo vệ thương hiệu tên miền. gồm: khóa đăng ký, khóa ip, và DNSSEC.
- Khóa đăng ký tên miền
Đây là dịch vụ bảo vệ tên miền khỏi các hacker có ý đồ xấu (đánh cắp hoặc điều hướng tìm kiếm tên miền của bạn đến địa chỉ khác). Nhờ có khóa tên miền, không ai có thể tác động tên miền của bạn trừ khi bạn tự mình mở khóa, và cho phép.
Nếu chủ sở hữu muốn thay đổi tên miền phải thực hiện các công đoạn xác nhận thủ công đã thỏa thuận trước đó khi đăng ký tên miền. Nếu thông tin bạn cung cấp là thật, nhà đăng ký sẽ xác nhận lại lần nữa với cơ quan đăng ký để đảm bảo các thay đổi của bạn.
- Khóa IP
Khóa IP làm giảm và ngăn chặn các địa chỉ IP trái phép xâm nhập vào website của bạn. Nó chỉ cho phép 3 địa chỉ IP cố định dành riêng cho các đối tượng bạn chia sẻ quyền truy cập để tìm thông tin dữ liệu.
- DNSSEC
DNSSEC sẽ giúp bạn xác thực và đảm bảo an toàn cho dữ liệu trong quá trình truyền đến website khác. Giúp website kiểm tra độ tin cậy, từ chối và ngăn chặn các địa chỉ truy cập trái phép của tin tặc. thông qua bản ghi chữ ký số đã ghi nhận từ trước của các tài khoản website đã đăng ký.
2. Bảo mật trong quản lý tên miền của các doanh nghiệp nhỏ
Đây là nhóm doanh nghiệp hoạt động với quy mô nhỏ, bao gồm các công ty start-up, các trang blog, website cá nhân. Vì thế mối quan tâm hàng đầu của đối tượng thuộc nhóm doanh nghiệp này không phải là lo lắng các hacker đánh cắp tên miền mà là phải bảo mật tên miền làm sao để các đối thủ cạnh tranh không thể phát triển thương hiệu với tên miền tương tự.
Vì thế họ chỉ cần các dịch vụ bảo mật đơn giản hiệu quả, thân thiện với người dùng, dễ dàng truy cập và chỉnh sửa tài khoản của mình như: xác thực hai yếu tố, chứng chỉ SSL, bảo mật Whois.
- Xác thực hai yếu tố
Đây là cách bảo mật tên miền, tài khoản website rất hiệu quả và đơn giản. Sau khi đăng nhập mật khẩu vào tài khoản của mình bạn xác minh bằng mã xác thực được gởi về số điện thoại mà bạn đã đăng từ trước.
- Chứng chỉ SSL
Chứng chỉ SSL là cơ sở để Google có thể xác định một trình duyệt web với tên miền an toàn. Những website không đăng ký SSL khi khách hàng truy cập Google sẽ tự động hiển thị cảnh báo và điều hướng truy cập đến các website có nội dung tương tự.
Trang web của bạn sẽ chiếm được thiện cảm và lòng tin của khách hàng, họ sẽ an tâm truy cập website của bạn nếu thấy trang web có đăng ký SSL.
- Bảo mật Whois
Khi đăng ký tên miền cho website bạn sẽ phải cung cấp đầy đủ các thông tin: số điện thoại, email, địa chỉ công ty,... tưởng chừng đây là những vấn đề bình thường nhưng bạn sẽ không bao giờ ngờ rằng chính thông tin đó sẽ khiến doanh nghiệp, công ty bạn trở thành nạn nhân của các đối tượng mua bán thông tin và gửi thư rác làm phiền mỗi ngày.
Tuy nhiên nhờ Whois các thông tin cá nhân lúc đăng ký của bạn sẽ ẩn đi, tránh được rất nhiều phiền phức.
Mỗi doanh nghiệp có những cách quản lý và bảo mật tên miền khác nhau, nhưng nhìn chung lại các dịch vụ bảo mật đã giới thiệu chính là các công cụ bảo mật hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp, website trong việc quản lý và phát triển tên miền.
Hãy trang bị đầy đủ chức năng bảo mật cho trang web của bạn để phát triển thương hiệu doanh nghiệp vươn xa ra thị trường thế giới nhưng vẫn an toàn trước những nguy hiểm đang rình rập thương hiệu trên mạng internet.