Để khẳng định vị thế của các doanh nghiệp ngày nay thì việc đầu tư vào marketing được ưu tiên, mà ở đây là việc đầu tư vào website cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để website đi vào hoạt động hiệu quả thì bạn cần phải biết quản trị website thật tốt. Những bạn đã biết được quản trị website là gì? và công việc hằng ngày của quản trị website là gì chưa? Sau đây Vietit sẽ chia sẻ cho bạn để hiểu rõ hơn về nó.
Quản trị website là gì?
Quản trị website là quy trình được thực hiện sau khi một công ty, doanh nghiệp đã có website hoàn chỉnh và bắt đầu đưa website vào hoạt động chính thức. Quản trị website bao gồm các công việc liên quan đến xử lí nội dung, hình ảnh và các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng như chữa lỗi, bảo mật, sao lưu và phục hồi thông tin.
Hiện nay, nhiều công ty có bộ phận quản lí và phụ trách về website riêng, nhưng bên cạnh đó nhiều đơn vị không có thời gian, chuyên môn hay nhân sự thì họ thường sử dụng các dịch vụ quản trị website được cung cấp bởi các dịch vụ bên ngoài để tối ưu hóa hiệu quả và hoạt động chuyên nghiệp hơn.
Công việc của nhân viên quản trị website hằng ngày?
Như vậy quản trị website là làm gì? Công việc hằng ngày của một nhân viên quản trị website bao gồm các đầu việc gì? Theo các chiến lược phát triển website chuyên nghiệp, công việc của nhân vien quản trị website có thể liệt kê theo các đầu việc như sau:
Cập nhật, xây dựng nội dung website thường xuyên theo kế hoạch cụ thể: Nội dung, dù là hình ảnh, chữ viết hay video đều được coi là “linh hồn” của một website. Vì vậy, công việc đầu tiên của nhân viên quản trị web đó chính là lập kế hoạch các nội dung sẽ cập nhật trên web. Đối với các website là kênh quảng bá cho doanh nghiệp, các nội dung mà nhân viên quản trị web cần chuẩn bị có thể bao gồm Tài liệu thông tin công ty, quan điểm kinh doanh, Sứ mệnh – Tầm nhìn… hoặc đăng tải các sản phẩm, dịch vụ mà công ty đó đang cung cấp cho khách hàng.
Thực hiện sao lưu / backup dữ liệu website: Các dữ liệu trên website, đặc biệt là các web có nguồn dữ liệu lớn như website tin tức, website thương mại điện tử… luôn cần được sao lưu và phục hồi định kì để chắn chắn rằng các nguồn thông tin này của bạn được lưu trữ và mang ra sử dụng khi cần thiết.
Check lỗi / fix lỗi website: Sau một thời gian hoạt động, website của bạn có thể sẽ gặp phải một số lỗi cơ bản như hình ảnh không hiển thị, link die (không truy cập được), web có malware gây hại… Lúc này, nhân viên quản trị sửa hoặc báo cáo các lỗi này với đội ngũ lập trình web, đội ngũ quản trị an ninh để sớm có biện pháp xử lí, bảo vệ website kịp thời.
Tối ưu website: Tối ưu hình ảnh, bài viết chuẩn SEO cũng là một trong các nhiệm vụ quan trọng của nhân viên quản trị website. Các công việc này giúp hỗ trợ bộ phận SEO đưa website lên trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo…
Hoạt động quảng bá website: Người quản trị website còn có công việc là quảng bá website để nhiều người biết tới và truy cập, đặc biệt là các khách hàng tiềm năng của mình. Nội dung của phần công việc này bao gồm quảng bá website trên diễn đàn/site rao vặt, quảng bá website qua hệ thống email marketing, chia sẻ các nội dung hay từ website lên các trang mạng xã hội…
Bên cạnh các công việc cơ bản trên, nhân viên quản trị website còn chịu trách nhiệm xử lí các vấn đề phát sinh khác liên quan đến website. Các đầu việc về quản trị website cụ thể thường được quy định trong hợp đồng kí kết và khá đa dạng tùy vào lĩnh vực và loại hình kinh doanh của từng doanh nghiệp