Kiến thức - VIETIT - Thiết kế website quận Tân Bình, Hosting, Domain, tên miền
logo
banner

Chiến tranh mạng, hay còn gọi là chiến tranh thông tin, đang trở thành một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia của nhiều nước trên thế giới hiện nay. Nguy cơ về chiến tranh mạng đã đặt ra những thách thức mới đối với các cơ quan an ninh, tình báo trên thế giới.

 

Những công cụ thường được sử dụng

Chuyên gia an ninh người Ai Cập Mohamed Abdel Wahed chỉ ra rằng, trong thế giới ngày nay, các cuộc xung đột đang chuyển hướng sang chiến tranh mạng, loại hình vốn dựa vào công nghệ thông tin hiện đại thay vì các loại vũ khí thông thường.

Mục đích của chiến tranh mạng là kiểm soát, điều khiển, tác động lên các quyết định và làm suy giảm hoặc phá hủy các hệ thống mạng - viễn thông của đối phương trong khi đó bảo vệ các hệ thống của mình và đồng minh chống lại những hành động như vậy. Mục tiêu tấn công của chiến tranh mạng là các cơ sở hạ tầng thông tin (quân sự, tài chính, ngân hàng, mạng máy tính quốc gia...).

Virus máy tính có thể làm cho hệ thống vũ khí của đối phương bị mất điều khiển, và cũng có thể phá hoại cơ sở hạ tầng kinh tế của quốc gia, làm rối loạn hoạt động của nền kinh tế, hay làm tắc nghẽn mạng thông tin. Tin tặc được đánh giá là thành phần chủ lực cũng như nguy hiểm nhất trong chiến tranh mạng. Các tin tặc tập trung vào việc đánh cắp các bí mật quân sự, sử dụng virus tấn công các hệ thống máy tính làm cho hệ thống này bị tê liệt hoặc không thể hoạt động được như bình thường.

 

 

Những công cụ, cách thức nêu trên thường xuyên được sử dụng để phục vụ mục đích của các bên hay thế lực chủ trương can thiệp vào tình hình của nước khác. Có thể thấy việc sử dụng những cách thức này ít tốn kém hơn việc can thiệp bằng các biện pháp quân sự và cũng ít bị cộng đồng quốc tế chỉ trích vì thường là khó có thể xác định được thủ phạm hay đối tượng tấn công.

Chuyên gia Abdel Wahed cho rằng, thời đại Internet và cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã mở ra rất nhiều cơ hội đi kèm với vô vàn thách thức trong công cuộc xây dựng và phát triển của một quốc gia.

Bên cạnh những mặt tích cực mà công nghệ mang lại, nó cũng tạo ra một mối đe dọa lớn đối với an ninh quốc gia như các mạng xã hội hiện đang tồn tại ở nhiều nước hiện nay. Mạng xã hội hay truyền thông xã hội đã mang đến một cuộc cách mạng góp phần thay đổi nhiều khái niệm cơ bản của ngành truyền thông. Các trang mạng xã hội đã ngày càng trở thành những công cụ vận động chính trị có tác động mạnh và là một phương tiện quan trọng góp phần làm thay đổi đời sống chính trị.

Vì những khả năng có thể thành hiện thực trong chiến tranh mạng, các công cụ hay phương thức nêu trên cũng có thể tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội, từ đó ảnh hưởng tới an ninh quốc gia. Cùng với sự trỗi dậy gần đây của chủ nghĩa dân túy ở nhiều nước trên thế giới, một trong những chiến thuật tác chiến trên không gian mạng cũng thường được áp dụng là lan truyền hay phát tán tin giả thông qua nhiều hoạt động, gây ra nhiều hậu quả ở mức độ khác nhau.

Nhiều nhóm khủng bố và các nước tài trợ cho chúng đã sử dụng những công cụ như vậy, đặc biệt là các công nghệ, để đánh cắp thông tin nhằm thâm nhập vào các hoạt động xã hội hay các trang mạng xã hội để reo rắc những tư tưởng cực đoan cũng như truyền bá hình ảnh và các hoạt động của chúng. Các tổ chức khủng bố đã phát hiện ra rằng, các công nghệ liên quan đến mạng xã hội đã trở thành những công cụ thuận tiện để liên lạc với các thành viên của tổ chức dù những đối tượng này ở bất cứ đâu.

Chúng cũng có thể sử dụng mạng xã hội để tuyển mộ thêm các thành viên mới cũng như mở rộng phạm vi hoạt động. Nguy hiểm hơn, các nhóm khủng bố cũng sử dụng các trang mạng xã hội để huấn luyện các thành viên lên kế hoạch, chế tạo vật liệu nổ... nhằm tiến hành các vụ tấn công khủng bố. Mạng xã hội đã trở thành những kênh liên lạc hiệu quả đối với những đối tượng này.

Các trang mạng xã hội hay các ứng dụng chạy trên nền tảng Internet đang được hàng tỉ người sử dụng mỗi ngày cũng được coi là “những mảnh đất màu mở” đối với các cơ quan tình báo nước ngoài, đặc biệt vì những kẽ hở trong việc bảo mật thông tin của người dùng mạng xã hội (như Facebook, Twitter, YouTube, WhatsApp hay Instagram) qua diện thoại di động ngày càng lớn. Tình báo các nước đã phát hiện ra nhiều cơ hội để tung tin giả và tin đồn trên các trang mạng xã hội vốn đang được lan truyền với tốc độ “chóng mặt” mỗi ngày.

 

Quản lý Internet – việc làm phù hợp và cần thiết

Vì lý do an ninh, chính phủ của nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực đầu tư và phát triển các công nghệ để kiểm soát các luồng và dòng chảy thông tin trên không gian mạng, không chỉ trong khu vực của họ mà còn trên phạm vi toàn cầu. Các cơ quan tình báo trên thế giới ngày càng trở nên cảnh giác trước những hiểm họa từ chiến tranh mạng.

Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo và phần mềm thu thập dữ liệu với số lượng lớn thông tin có thế được phân tích và xử lý hiện đang là phương thức phổ biến mà nhiều tổ chức tình báo trên thế giới áp dụng. Đáng lo ngại hơn, khi những công cụ này được triển khai trong chiến tranh mạng, những thông tin bí mật nhà nước hay những thông tin nhạy cảm có thể được sử dụng để gây ra những rối loạn chính trị hoặc lái dư luận đi theo một hướng nào đó có chủ ý.

 

 

Những nguy cơ và hiểm họa liên quan đến an ninh mạng cũng đã khiến nhiều quốc gia tăng cường và siết chặt quản lý không gian mạng cũng như các trang mạng xã hội. Vấn nạn tin giả đã đặt ra nhiều thách thức cả về công nghệ kiểm soát, ngăn chặn cũng như quy định pháp luật liên quan đến vấn đề tự do ngôn luận. Đây chính là thách thức đang đặt ra đối với nhà chức trách ở nhiều nước trên thế giới khi “buông cũng không được mà quản cũng không xong”.

Theo bà Khairy, nhiều nước trên thế giới hiện đã bắt đầu “kiểm soát” Internet với quy định đối với cả nhà cung cấp dịch vụ lẫn người sử dụng. Vị chuyên gia này cho rằng, việc tăng cường quản lý Internet bằng những biện pháp phù hợp là việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Mới đây, Ai Cập đã ban hành luật chống tội phạm mạng và công nghệ cao. Luật được ban hành nhằm đấu tranh và ngăn chặn những đối tượng tội phạm hoạt động trên không gian mạng, các tổ chức khủng bố, cực đoan sử dụng Internet để tiến hành các vụ tấn công khủng bố.

Luật đề ra những quy định quản lý không gian mạng, trong đó có các nội dung được đưa lên truyền thông xã hội cũng như hoạt dộng của các nhà cung cấp dịch vụ Internet. Luật quy định cấm “phổ biến thông tin về các hoạt động của quân đội hay cảnh sát, tuyên truyền những tư tưởng của các tổ chức khủng bố”.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Anh đã triển khai chương trình mang mật danh “CyberFirst” mỗi năm cung cấp cho hơn 2.000 học viên quân sự đầy đủ các kỹ năng và kiến thức để trở thành các chuyên gia an ninh mạng. London sẽ đầu tư hơn 1 triệu USD mỗi năm cho chương trình này, giúp các học viên được trang bị các kỹ năng, kiến thức để bảo vệ các hệ thống kết nối trên Internet, ngăn chặn các cuộc tấn công mạng. Dự kiến số lượng học viên sẽ lên tới khoảng 60.000 người vào năm 2024 và “họ sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức về các vấn đề liên quan đến an ninh mạng”.

Nguồn: CAND

----------------------------------------------------

Công ty TNHH Thương Mại & Dịch Vụ VIETIT
Thiết kế website - Marketing Online - Nhận diện thương hiệu
Địa chỉ: Số 9 Lê Văn Huân, Phường 13, Quận Tân Bình
Hotline: 0909 14 2877
Website: vietit.vn - vietit.net

Theo dõi chúng tôi qua
face face

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VIETIT

 Trụ sở chính: 53A Trần Thái Tông, P.15, Q.Tân Bình, HCM

 VPGD: Tòa nhà số 9 Lê Văn Huân, P.13, Q.Tân Bình, HCM

 VPGD: 38A Lê Văn Huân, P.13, Q.Tân Bình, HCM

 Mobile: 0909.14.28.77   

 [email protected]    vietit.vn  0312673667

 doi-tac-google

thiết kế web | thiết kế website | thiết kế web sài gòn | thiết kế web TPHCM | thiết kế web chuyên nghiệp | marketing online | tên miền | hosting | thiết kế web chuẩn SEO | thiết kế web chất lượng | thiết kế website uy tín | thiết kế bộ nhận diện thương hiệu | công ty thiết kế web | dịch vụ thiết kế trang web

tên miền uy tín

Đang online:syntax error: delete from table_online where time<1732178842