Kiến thức - VIETIT - Thiết kế website quận Tân Bình, Hosting, Domain, tên miền
logo
banner

Tối ưu hóa website là nhiệm vụ bất kỳ nhà kinh doanh online nào cũng phải làm. Nhưng liệu bạn có thực sự biết mình phải làm gì để khắc phục những điểm yếu trên trang web bán hàng của mình chưa?

SEO, dịch vụ quảng cáo Google AdWords, … là những điều mà các doanh nghiệp quan tâm và sẵn sàng đầu tư rất nhiều tiền cho nó nhưng lại quên chăm sóc cho website của mình. Việc tối ưu hóa website hiểu một cách đơn giản là sự thay đổi được tạo ra trên giao diện web, cấu trúc website sao cho nó thật hoàn hảo và thân thiện với người dùng. Một trang web chuyên nghiệp phải cung cấp cho khách hàng đầy đủ những thông tin về người bán, các chương trình khuyến mãi, các chính sách mua hàng, giá cả rõ ràng, chứng thực về nguồn gốc sản phẩm, … Bên cạnh những thông tin đó, một trang web cũng cần dễ dàng sử dụng với ít thao tác và nhanh chóng trong việc tìm kiếm.

Đó là trên phương diện lý thuyết, vậy nên nhiều người sẽ thắc mắc tối ưu hóa website như thế nào mới đúng?

Trước hết, chúng ta sẽ đóng vai trò là một khách hàng sử dụng web của mình, hoặc bạn cũng có thể thực hiện một cuộc khảo sát để hiểu thêm về insight của khách hàng. Nhờ đó chúng ta sẽ có nhiều câu trả lời bổ ích cho những ý tưởng thiết kế web như tốc độ web nhanh hay chậm, phương thức thanh toán online của bạn có đáng tin cậy hay khả năng xử lý các đơn hàng của web bạn có ổn định không, … Và nếu bạn nhận được nhiều câu trả lời là “Không” thì đấy là lúc mà bạn cần phải cân nhắc về website của mình.

 

1. Tối ưu giao diện của sản phẩm trên website

Sản phẩm là cái mà mọi người quan tâm khi họ mua hàng trên website của bạn. Rõ ràng bạn sẽ thích một gian hàng đa dạng với nhiều loại hình sản phẩm hơn là một cửa hàng lèo tèo với vài ba sự lựa chọn nhàm chán. Cái này là sự kích thích ánh nhìn từ khách hàng. Một website khi người ta truy cập vào mục sản phẩm, họ muốn gì? Chắc chắn là không ai muốn chỉ có vài ba tấm hình thô sơ và thiếu thông tin xác thực. Sản phẩm của bạn cần được phân loại một cách logic và dễ tìm.

 

 

Ví dụ bạn mở một trang web bán mỹ phẩm. Ở đó bạn bán rất nhiều mặt hàng từ makeup đến skincare, trong đó sẽ có những sản phẩm makeup cho mắt, môi, mặt và những sản phẩm skincare dạng lỏng như toner, lotion hoặc dạng đặc như kem. Vậy nên bạn cần phải phân loại chúng sao cho phù hợp nhất theo một danh sách khoa học. Cụ thể hơn, sản phẩm makeup mắt sẽ có kẻ chân mày, mascara, phấn mắt, eyeliner, …; sản phẩm skincare cho da sẽ có nước tẩy trang, tonner, serum, kem dưỡng ẩm, … Như vậy người dùng sẽ nhanh chóng tìm kiếm được sản phẩm mà họ mong muốn. Không những vậy, họ còn có thể nhiều sự lựa chọn khác đối với các sản phẩm cùng loại.

 

2. Tối ưu hóa phần mô tả sản phẩm

Sau khi phân loại chúng một cách logic, bạn sẽ chú ý đến hình ảnh sản phẩm trên website. Hình ảnh minh họa sản phẩm của bạn cần phải thực tế, sắc nét và cuốn hút. Nên lựa chọn nhiều góc chụp cho một sản phẩm để khách hàng có cái nhìn bao quát hơn với sản phẩm. Tiếp đó những thông tin dành cho sản phẩm là điều không thể thiếu. Không ai đến chỉ nhìn hình rồi mua cả. Họ cần biết sản phẩm đó có xuất xứ từ đâu, thành phần là gì, công dụng ra sao, review như thế nào, … tất tần tật các thông tin cần thiết trước khi đưa ra quyết định mua. Nếu hình ảnh của bạn cuốn hút, thông tin sản phẩm đầy đủ thì việc quyết định mua hàng của người dùng sẽ được đẩy nhanh hơn rất nhiều.

Ví dụ cụ thể cho điều này chúng ta thử phần tích nhu cầu khi một khách hàng muốn mua một website. Thông tin mô tả cho webiste đó sẽ bao gồm

- Ngôn ngữ: PHP

- Được thiết kế bởi công ty VIETIT

- Loại website: Website bán hàng

- Giá thành: 6.xxx.xxx

- Hướng dẫn sử dụng

- Dịch vụ hỗ trợ

3. Tối ưu hóa thông tin liên hệ

Đây được xem là điều cực quan trọng, vì bạn đang cố gắng rao bán sản phẩm của mình bằng ngôn từ, hình ảnh mà lại quên không tối ưu các bước liên hệ đặt hàng hay tư vấn thì coi như công cốc. Phần thông tin này cần có số điện thoại cửa hàng, tốt hơn bạn nên có từ 2 số điện thoại liên lạc để khách hàng có thể dễ dàng liên hệ. Tiếp theo là địa chỉ cửa hàng, số hotline, email, fanpage, …

 

4. Tối ưu hóa các bước đặt hàng

Có nhiều trang web đòi hỏi người dùng phải trải qua quá nhiều bước trung gian như đăng nhập, điền thông tin, xác nhận email, xác nhận số điện thoại và hàng tá các công đoạn chỉ để mua hàng. Điều này sẽ gây ra bất cập cho họ. Họ có thể cảm thấy phiền phức hay thậm chí tức giận khi bị tra hỏi quá nhiều thông tin và thực hiện quá nhiều bước để mua hàng. Bên cạnh đó, họ cũng cảm thấy bạn đang muốn ăn cắp thông tin cá nhân của bạn khi cố gắng tra hỏi quá nhiều. Vậy nên hãy rút ngắn nhất có thể quy trình để một đơn hàng được hoàn tất. Cơ bản nhất có thể là bỏ hàng vào giỏ – tiến hành thanh toán – nhập thông tin cá nhân – xác nhận đơn hàng. Sau đó phía doanh nghiệp sẽ xử lý đơn hàng và gọi lại cho khách hàng để báo cáo về tình trạng hàng của họ.

 

 

5. Chính sách bán hàng minh bạch

Có phải ngay cả việc đi chợ bạn cũng nghe người bán người mua thương lượng với nhau về việc mua 10 ký cam thì giá sẽ khác so với việc mua 1 ký cam không? Điều này cũng là tất yếu trong kinh doanh. Chính sách là cái kích thích người mua mua nhiều hơn khi họ thấy mình có lợi từ thương vụ này. Một chính sách tối ưu phải được hiển thị ở trang chủ và được đánh bật để thu hút khách hàng. Khách hàng khi mua hàng ở bạn sẽ được gì? Có thể là freeship nội thành cho hóa đơn từ 200 nghìn, miễn phí đổi trả khi phát hiện lỗi sản phẩm, bồi thường 10 triệu đồng nếu phát hiện hàng nhái, … Những thông tin này không chỉ mang lại sự minh bạch mà còn tạo được sự uy tín cho khách hàng.

 

6. Tối ưu hóa khung chat trực tuyến

Khách hàng thường hay có thói quen nhắn tin hỏi về sản phẩm để được tư vấn kỹ càng từ nhân viên trước khi mua. Vậy nên việc khung chat được tối ưu, nhanh chóng trả lời cho họ sẽ là một điểm cộng cho website của bạn.

 

7. Tối ưu hóa phần feedback của khách hàng

Theo nghiên cứu của Oneupweb thì tính năng feedback sản phẩm có thể cải thiện doanh số bán hàng của bạn lên đến 18%. Tại đây khách hàng sẽ được trải nghiệm những nhận xét chân thực nhất từ những người đã từng sử dụng qua sản phẩm của cửa hàng. Bạn nên đánh dấu những bình luận tích cực từ khách hàng để nổi bật nó cho những khách hàng mới thấy tin tưởng bạn hơn.

Ví dụ bạn bước vào một website mua hàng mà bạn đọc được những dòng bình luận tích cực từ những vị khách đã từng mua hàng ở đó thì sẽ như thế nào? Họ review về thái độ phục vụ của nhân viên, tốc độ xử lý đơn hàng của cửa hàng, chất lượng sản phẩm, … liệu bạn có thấy tin tưởng và cuốn hút?

Đó là một số kinh nghiệm mà các nhà kinh doanh online nên tập trung để khai thác và tối ưu hóa website của mình sao cho thân thiện với người dùng nhất có thể. Quy tắc để một web trở nên tối ưu là nó phải dễ dàng sử dụng nhất có thể với bất kỳ khách hàng nào.

----------------------------------------------------

Công ty TNHH Thương Mại & Dịch Vụ VIETIT

Thiết kế website - Marketing Online - Nhận diện thương hiệu

Địa chỉ: Số 9 Lê Văn Huân, Phường 13, Quận Tân Bình

Hotline: 0909 14 2877

Website: vietit.vn - vietit.net

Theo dõi chúng tôi qua
face face

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VIETIT

 Trụ sở chính: 53A Trần Thái Tông, P.15, Q.Tân Bình, HCM

 VPGD: Tòa nhà số 9 Lê Văn Huân, P.13, Q.Tân Bình, HCM

 VPGD: 38A Lê Văn Huân, P.13, Q.Tân Bình, HCM

 Mobile: 0909.14.28.77   

 [email protected]    vietit.vn  0312673667

 doi-tac-google

thiết kế web | thiết kế website | thiết kế web sài gòn | thiết kế web TPHCM | thiết kế web chuyên nghiệp | marketing online | tên miền | hosting | thiết kế web chuẩn SEO | thiết kế web chất lượng | thiết kế website uy tín | thiết kế bộ nhận diện thương hiệu | công ty thiết kế web | dịch vụ thiết kế trang web

tên miền uy tín

Đang online:syntax error: delete from table_online where time<1732167446