Theo một số nghiên cứu tâm lý thì màu sắc quyết định 90% lý do khách hàng chọn mua sản phẩm. Vì vậy, việc lựa chọn và phối màu sắc khi thiết kế giao diện website là điểm mấu chốt tác động trực tiếp đến cảm xúc của khách hàng, quyết định đến hành vi: mua hàng hay từ chối, xem tiếp hay thoát ra khỏi trang web.

 

Dưới đây là một số bí quyết chinh phục khách hàng bằng màu sắc giao diện website bạn nhất định không được bỏ qua.

 

1. Màu xanh dương dễ tạo dựng niềm tin cho khách hàng

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều doanh nghiệp lớn sử dụng màu xanh dương làm màu màu chủ đạo cho website của mình. Bạn còn nhớ những “ông lớn” như Facebook, Twiter, Zalo… đều sử dụng màu xanh dương làm màu nền cho giao diện web chứ? Tất cả đều có lý do của nó.

Màu xanh dương là gam màu lạnh, gợi lên sự điềm tĩnh, an toàn, mang lại cho con người cảm giác vô cùng bình yên và thư thái. Bên cạnh đó, màu xanh dương giúp củng cố niềm tin trong lòng mỗi người, nó đại diện cho sự hòa bình và lòng trung thành tuyệt đối. Bởi vậy, giao diện website có màu xanh dương sẽ tạo một sự tin cậy gần như tuyệt đối về chất lượng sản phẩm cũng như thông tin bạn cung cấp. Từ đó, cơ hội họ lựa chọn sản phẩm của bạn sẽ cao hơn.


Giao diện của ông trùm mạng xã hội Facebook màu xanh dương
 

Một lưu ý đặc biệt quan trọng đó là mặc dù là màu của bình yên nhưng nó cũng là màu của chất độc. Do đó, để khai thác tối ưu hiệu quả của màu xanh dương thì bạn nên tránh dùng màu này làm giao diện cho website bán đồ ăn kẻo phản tác dụng nhé!


2. Màu vàng vừa mang lại cảm giác hạnh phúc, vừa khiến con người dễ bực dọc và lo lắng

Các nhà tâm lý học cho biết màu vàng đậm giúp cơ thể con người tiết ra hormone hạnh phúc, làm cho tinh thần trở nên hưng phấn. Các thương hiệu sử dụng màu vàng trong thiết kế giao diện website để chứng tỏ rằng họ muốn mang đến cho bạn một không khí ấm áp, thân thiện và vui vẻ. Thêm vào đó, màu vàng hơi ngả nâu (giống như màu giấy ố vàng theo năm tháng) lại gắn chặt với những hoài niệm và xúc cảm. Mặc dù màu vàng ố này có vẻ hơi trầm buồn, xưa cũ nhưng luôn tạo cảm giác thân thuộc cho con người.
Ở một khía cạnh khác, màu vàng lại là màu của những cảnh báo không tốt. Chẳng hạn, các biển báo trơn trượt, tín hiệu giao thông… và gây cho con người cảm giác bất an, lo lắng. Một website tràn đầy màu sắc khiến người dùng nhấp nhổm, bồn chồn không yên rất khó thu về nhiều phản ứng tích cực của khách hàng, trừ khi bạn chấm phá màu vàng ở các nút bấm chuyển đổi, thúc đẩy sự lo lắng vì nếu mình chậm chân thì món hàng mình thích sẽ bị người khác mua mất!


3. Dùng màu xanh lá cho các website thiên về thực vật, môi trường

Màu xanh lá là màu đại diện cho thiên nhiên, cây cối. Màu xanh lá non là màu của sự mới mẻ, của sự sáng tạo. Nếu bạn đang làm một website có chủ đề liên quan đến thiên nhiên, môi trường, cây cối thì không còn nghi ngờ gì nữa, màu xanh lá cây sinh ra là dành cho bạn.



Trong  thiết kế, người ta gọi màu xanh lá mang lại “hiệu ứng cách li”. Hiểu một cách đơn giản đó chính là màu xanh lá giúp bạn nhớ đến những điều tốt đẹp nhiều hơn. Và đó là lý do mà chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng các nút kêu gọi hành động của khách hàng màu xanh lá để giúp chúng nổi vật giữa một rừng thông tin.


4. Màu cam là màu của sự sôi động nhưng hơi rẻ tiền

Bất cứ chỗ nào bạn cần sự sôi động, nhiệt huyết thì hãy nghĩ đến màu cam. Bởi màu cam kích thích hoạt động thể chất, thúc đẩy sự chạy đua và củng cố sự tự tin trong mỗi con người. Nói cách khác, màu cam mang lại cho con người một nguồn năng lượng tươi mới, trẻ trung và sôi nổi. Rất nhiều website bán hàng lớn như Amazon, Lazada hay sử dụng màu cam để làm banner quảng cáo, giảm giá…


Màu cam thường sử dụng làm banner giảm giá


Cũng như bao màu sắc khác, bên cạnh ưu điểm thì màu cam cũng có những mặt hạn chế. Các nhà nghiên cứu tâm lý màu sắc đã chứng minh rằng màu cam đại diện cho những thứ giá rẻ, kém sang và không thực sự đẳng cấp. Có lẽ, điều này giải thích vì sao màu cam chỉ xuất hiện khi các nhà kinh doanh muốn giảm giá, hạ giá, khuyến mãi sản phẩm.


5. Màu đen đại diện cho sự bí ẩn, sang trọng và đẳng cấp

Màu đen là màu của bóng tối, của quyền lực và sự ma mị. Và màu đen là màu giao thoa của sự cổ điển và hiện đại, thanh lịch nhưng cũng không kèm phần sang trọng. Tuy nhiên, để có được một giao diện website lột tả hết được đẳng cấp, sự tinh tế và huyền bí của màu đen thì không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Bởi việc kết hợp ánh sáng để tôn tông đen không hề đơn giản.

Nếu website của bạn đang kinh doanh các sản phẩm cao cấp thì việc lựa chọn giao diện màu đen là một hướng đi đúng đắn.


6. Đừng lãng quên màu trắng và các khoảng trống

Nếu tìm một màu sắc tạo cho mắt người cảm thấy thoáng nhất, tạo quãng nghỉ tốt nhất thì nhất định đó là màu trắng. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp khi thiết kế website thường cho màu trắng ra rìa vì nó… không được coi là một màu, vì nó vốn dĩ đã có sẵn trong màu nền website rồi.

Thật buồn cười, tại sao người ta để ý đến màu đen, màu xanh, màu vàng mà lại không để ý tới màu trắng nhỉ? Nó cũng là một màu sắc như bao màu sắc khác. Nếu bạn đang xây dựng giao diện website thì hãy liệt kê màu trắng vào top đầu những màu nhất định phải có đi nhé.



Tạm kết: Mỗi màu sắc đều mang một linh hồn riêng, có tích cực và hạn chế. Việc lựa chọn màu sắc cho giao diện website tùy thuộc vào sản phẩm và bộ nhận diện thương hiệu của bạn. Nhưng dù bạn lựa chọn màu nào cho giao diện đi chăng nữa thì cũng đừng bao giờ quên rằng: 3 màu xanh dương, xanh lá, vàng ở các nút kêu gọi hành động sẽ giúp bạn tạo ra nhiều chuyển đổi hơn.

HỒ SƠ NĂNG LỰC

Đang online:syntax error: delete from table_online where time<1732356751