Bạn đã từng gặp phải các tình huống:
- Website có thứ hạng thấp trên Google Search Engine.
- Các trang SERPs ( Trang kết quả tìm kiếm) xếp hạng thấp.
- Tỉ lệ chuyển đổi khách hàng thấp.
Dưới đây là những kiến thức quan trọng về tỷ lệ thoát bạn cần bỏ túi!
#1. Tỷ lệ thoát là gì?
Tỷ lệ thoát (Bounce-Rate) là tỷ lệ phần trăm người dùng rời khỏi trang web của bạn sau khi chỉ truy cập vào một trang. Tức là, người dùng đã truy cập vào một trang web của bạn. Sau đó, họ bấm tắt luôn mà không truy cập vào bất kỳ trang nào khác hay các đường link khác trên trang.
#2. Tại sao tỷ lệ thoát quan trọng?
Bạn cần giữ tỷ lệ thoát càng thấp càng tốt. Bởi tầm quan trọng của nó đối với website. Cụ thể:
- Giảm tỷ lệ thoát giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi trên website. Khi người dùng ghé thăm trang web, bạn muốn họ truy cập các trang khác. Từ đó giúp khả năng mua sản phẩm cao hơn. Và cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Tỷ lệ thoát là một yếu tố để đánh giá xếp hạng SERPs ( các trang tìm kiếm kết quả). Nếu tỷ lệ thoát càng thấp, thứ hạng các trang tìm kết quả sẽ càng cao.
- Tỷ lệ thoát là thước đo đánh giá chất lượng và uy tín của website với các công cụ tìm kiếm. Nếu tỷ lệ này quá cao bạn nên tối ưu website để tạo ra những giá trị chất lượng nhất hướng đến người dùng.
#3. Cách tính Tỷ lệ thoát.
Công thức tính tỷ lệ thoát
Tỷ lệ thoát = Tổng số phiên truy cập chỉ xem một trang/ tổng tất cả các phiên truy cập vào website
Phiên truy cập chỉ xem một trang được tính khi:
- Người dùng đóng trình duyệt.
- Người dùng nhấp chuột sang một trang khác không nằm trên website của bạn.
- Truy cập vào trang khác thông qua hình thức gõ vào URL trên thanh trình duyệt.
- Vẫn ở trên trang đó nhưng không có lượt truy cập tiếp theo sau lần truy cập đầu tiên.
Kiểm tra tỷ lệ thoát bằng Google Analytics
Sau khi cài xong, bạn có thể xem tỷ lệ thoát tại phần tổng quan của Google Analytics. Ngoài ra, để xem từng tỷ lệ thoát của từng chiến dịch. Bạn có thể vào phần ” Chiến dịch” trên Google Analytics
#4. Một số lỗi phổ biến dẫn đến tình trạng tỷ lệ thoát tăng cao
Thời gian tải trang web lâu
Khi vào bất cứ website nào, người dùng đều có tâm lý muốn kết quả trang web hiển thị luôn. Nếu trang web của bạn mất quá nhiều thời gian để tải, khiến người dùng không thể kiên nhẫn chờ đợi. Do đó, họ thoát ra. Và tỷ lệ thoát trang của bạn. Nếu trang web của bạn mất 1-3s để tải thì tỉ lệ thoát là 32%. Nhưng nếu từ 1-6s thì tỉ lệ thoát tăng lên khoảng 2,5 lần. Tỉ lệ thoát lúc đó là 106%.
Nội dung trang web không tốt
Nội dung trang web không tốt có thể xuất phát từ việc hình ảnh không chất lượng. Hay từ bài viết thiếu thuyết phục, không cung cấp thông tin mà người dùng cần. Hoặc thậm chí đến từ việc thiết kế bố cục website không thu hút. Nếu website của mắc một trong các lỗi này cũng có thể dẫn đến tỷ lệ thoát cao. Hãy nhanh chóng thay đổi để website hoạt động hiệu quả hơn.
Trang web thiếu backlinks
Việc chèn thêm các backlinks sẽ tăng sự liên quan của bài viết đến những vấn đề khác mà khách hàng có thể quan tâm. Hoặc những thông tin về sản phẩm/dịch vụ của bạn. Nếu bạn không thêm bất cứ các link liên kết nào vào bài. Đó có thể là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thoát cao. Chẳng hạn như bài viết dưới đây. Họ không để bất cứ link liên kết nào khác trên web của mình.
Nếu không chèn thêm backlinks phù hợp vào bài, website của bạn sẽ không thể giữ chân được người dùng lâu. Và từ đó khiến tỷ lệ thoát tăng lên
Tuy nhiên, một lưu ý nữa đó là khi bạn chèn backlinks vào trang web của mình. Bạn cần đảm bảo rằng, những link liên kết đó có liên quan đến bài viết ở trang ban đầu mà người dùng truy cập vào.
Thiếu các nút kêu gọi hành động ( Call-to-action)
Các nút kêu gọi hành động có tác dụng kích thích khách hàng tăng tương tác. Đặc biêt, đối với các trang thương mại điện tử, các nút như “ Mua ngay”, “ Đặt hàng ngay”… sẽ tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng, giảm thời gian tìm kiếm và đặt hàng của khách. Nếu website của bạn thiếu các nút kêu gọi hành động vừa không kích thích được tương tác vừa làm tăng tỷ lệ thoát trang của khách hàng.
Đặt quá nhiều quảng cáo hay pop-up
Khi khách hàng vào website của bạn, tức là họ đang muốn tìm kiếm thông tin hay sản phẩm nào đó. Thế nhưng nếu bạn không biết sử dụng khéo léo hoặc lạm dụng nó có thể khiến khách hàng thấy khó chịu. Và khi họ khó chịu, chắc chắn họ sẽ không ở lại website của bạn.
Tiêu đề không liên quan đến nội dung bài viết
Khi người dùng thấy tiêu đề bài viết của họ, họ kích vào nó. Điều đó chứng tỏ, họ đang mong muốn tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tiêu đề. Thế nhưng, “ đời không như là mơ”. Khi họ đọc bài viết lại chẳng có sự liên quan gì đến bài viết. Thì chắc chắn, người dùng thoát ra là điều đương nhiên.
#5. Tỷ lệ thoát bao nhiêu là phù hợp?
Theo một nghiên cứu gần đây, họ cho rằng tỷ lệ từ 50% trở xuống là tốt nhất. Nếu trang web của bạn cao hơn 50% thì bạn cần nhanh chóng cải thiện website ngay lập tức.
#6. Một số cách làm giảm tỷ lệ thoát trang web của bạn
Viết nội dung chất lượng
Như đã nói ở trên, một trong những nguyên nhân khiến khách hàng nhanh chóng thoát khỏi trang. Đó là chất lượng nội dung. Nếu trang web của bạn có nội dung chất lượng, phù hợp với khách hàng mục tiêu, thì nó sẽ tự thu hút nhiều người dùng truy cập vào hơn. Và ngược lại, khách hàng sẽ rời khỏi trang của bạn. Sau đó, họ sẽ truy cập vào website đối thủ có nội dung hấp dẫn và đầy đủ thông tin hơn. Ngoài ra, về hình thức trình bày cũng khá quan trọng. Viết rõ ràng, ngắn gọn, phân chia các ý bằng các đầu mục. Ngoài ra, đảm bảo về độ dài của nội dung không quá ngắn. Và bạn nên sử dụng thêm hình ảnh để minh họa.
Thiết kế trang web hấp dẫn
Khi vào trang web được thiết kế với bố cục, hình ảnh, video thu hút và bắt mắt. Người dùng sẽ thấy thích thú, họ ở lại và dành nhiều thời gian hơn để khám phá nội dung trang web. Nhưng nếu website có hình ảnh tẻ nhạt, không chỉn chu, người dùng sẽ chẳng ngần ngại đóng trang web. Vì vậy, hãy đảm bảo kết hợp màu sắc và hình ảnh để hấp dẫn người dùng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chú ý hình ảnh và nội dung phải phù hợp với đối tượng mục tiêu của bạn để họ có thể dành nhiều thời gian hơn cho trang web.
Tăng tốc độ tải trang của bạn
Theo một nghiên cứu gần đây cho rằng, người dùng chỉ dành tối đa 2-3s giây để đợi trang web hiển thị. Vì vậy, trong trường hợp trang web của bạn có thời gian tải trang cao. Tức là nhiều hơn 3s bạn có thể sẽ mất một lượng người dùng tương tác với website của bạn.
Viết tiêu về và phần mô tả thu hút
Tiêu đề và mô tả của trang có vai trò rất quan trọng. Một bài có tiêu đề và mô tả hấp dẫn sẽ cho phép người dùng biết nội dung gì và click vào xem. Hơn nữa, việc giữ cho tiêu đề và mô tả đồng bộ với nội dung là rất cần thiết. Nếu không, nó sẽ gây hiểu lầm để lại ấn tượng không tốt cho người dùng về website. Từ đó, làm giảm độ tin cậy và tăng tăng tỷ lệ thoát.
Bổ sung các nút kêu gọi hành động ( CTA)
Bạn có thể kêu gọi hành động bằng cách thêm các nút như “ mua ngay”, “ đăng ký ngay”, “ tìm hiểu thêm”… Qua đó, hấp dẫn người dùng click để khám phá các nội dung khác. Như vậy, tỷ lệ thoát cũng sẽ giảm.
Chèn thêm backlinks phù hợp
Khi người dùng vào website của họ để tìm kiếm thông tin, việc có thêm các backlinks giúp họ tìm hiểu thêm những kiến thức liên quan khác. Từ đó, việc giữ chân khách hàng ở lại với website cũng dễ dàng hơn.
Xây dựng giao diện Web thân thiện với thiết bị di động
Đa số người dùng hiện nay sử dụng điện thoại di động. Do vậy bạn làm cho trang web thân thiện và tối ưu trên di động sẽ làm giảm tỷ lệ thoát trên trang web. Bạn có thể tham khảo, cài đặt và sử dụng AMP cho trang web để tăng tốc và tối ưu trên thiết bị di động.
Kết luận
Giảm tỷ lệ thoát giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi trên website của bạn. Khi tỷ lệ thoát của bạn thấp, hoạt động của website sẽ hoạt động hiệu quả hơn! Chúng tôi hi vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích về tỷ lệ thoát.
-------------------------------------------------------------
Công ty TNHH Thương Mại & Dịch Vụ VIETIT
Thiết kế website - Marketing Online - Nhận diện thương hiệu
Địa chỉ: Số 9 Lê Văn Huân, Phường 13, Quận Tân Bình
Hotline: 0909 14 2877
Website: vietit.vn - vietit.net